Home » Tin tức » Hội đền Đồng Cổ- Tây Hồ, Hà Nội

Hội đền Đồng Cổ- Tây Hồ, Hà Nội

2014-04-07 14:05:49 | 84548 lượt xem

Hội đền Đồng Cổ được diễn ra vào ngày 04 tháng Tư âm lịch hàng năm tại làng Đông Xã , Tây Hồ. Hội nhằm tưởng nhớ vua Lý cho rước thần trống đồng từ  Đan Nê , Thanh Hóa về lập đền thờ ở Thăng Long. Đền được xây dựng vào năm 1028, ở làng Đông nay thuộc số 353 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Vì thế đền thờ thở thần Trống Đồng rất hiển linh gắp liền với Hội thề trung hiếu là lễ hội độc đáo có ý nghĩa giáo dục đạo đức và có truyền thống đạo lý dân tộc sâu sắc bắt nguồn từ thời vua Lý Thái Tông.

 Theo sử sách có ghi chép lại núi Đồng Cổ hay còn gọi là núi Khả Phong là ngọn núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, có vị thần rất linh thiêng đã giúp vua Lý Thái Tổ đánh thắng giặc Chiêm Thành năm 1020 và còn thác mộng cho vua Lý Thái Tông biết trước loạn tam vương ( tức ba vị là Vũ Đức Vương, Đồng Chính Vương và Dực Thánh Vương có âm mưu giành ngôi vua với thái tử Lý Phật Mã vào tháng 02/1027, chính bởi vậy mà đã lập nên đền thờ thần núi Đồng Cổ tại kinh thành Thăng Long và được tổ chức thường xuyên hàng năm vào ngày 04/04. Vào ngày hội trước đây thường diễn ra cảnh uống máu ăn thề của các quan trước vua chúa, các quan ăn mặc trang nghiêm uống máu đọc lời thể : làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết. Đọc xong tể tướng sai đóng cửa điểm danh, người vắng mặt phải nộp năm quan tiền. Vào ngày đó trai gái khắp nơi đổ về đứng chật đường để xem đông như hội.Hội thề vốn là một trong những tập tục đã có từ lâu, quy mô lớn nhỏ khác nhau, nghi thức muôn vẻ khác nhau cũng đều có cả. Kể từ thời Lý, hội thề trở thành một nghi lễ quốc gia long trọng.

Tuy nhiên vào thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ nhân dân đã chuyển trống đồng về nhà Hội đồng, đến thời kỳ chống Mỹ thì bị mất trống, còn ngôi đền thì bị thực dân Pháp phá hủy, vì thế mãi đến năm 2000 dân làng mới góp công sức xây dựng lại 3 gian đền. Theo sử sách thì các vua Lý Trần đã lấy nơi thờ trống đồng là nơi thề hồi để khẳng định được sự thiêng liêng, giá trị của nhạc cụ trống đồng, chứng tỏ tục lệ thờ trống đồng là tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta. Đến sau thời kỳ Bắc thuộc thì trống đồng vẫn là biểu tượng thiêng liêng tượng trưng cho truyền thống độc lập của dân tộc, truyền thống văn hóa. Đồng thời cũng là niềm tự hào của nghệ thuật đúc đồng của người Việt.

Cho đến nay đền Đồng Cổ vẫn giữ được tục lệ hội thề "Trung hiếu" truyền thống. Cứ ngày 4 tháng Tư âm lịch hằng năm, chính quyền và nhân dân lại mở hội. Tham gia lễ hội không chỉ có dân vùng Bưởi mà còn có đông đảo bà con các vùng khác.

Đền Đồng Cổ ở Bưởi hiện còn quy mô kiến trúc không lớn, bao gồm: Tam quan, Đền chính, Hậu cung. Chính giữa Hậu cung là hương án thờ, trên đặt long ngai bài vị - áo mũ thần Đồng Cổ. Đền Đồng Cổ còn bảo lưu nhiều di vật có giá trị, trong đó phải kể đến 12 đạo sắc phong qua các thời Lê - Tây Sơn - Nguyễn. Đền được trùng tu lại năm 2009 - 2010 nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đền Đồng Cổ bên Hồ Tây có vị trí quan trọng, gắn liền với hội thề "Trung hiếu" độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Hiện nay ở Thăng Long - Hà Nội có hai đền thờ thần Đồng Cổ là :đền Đồng Cổ ở Tây Hồ và miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá,Minh Khai, Từ Liêm.