Home » Tin tức » LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

2014-03-17 10:44:35 | 84297 lượt xem

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Ngày mùng 10 tháng 03 Âm lịch sắp tới, mỗi người dân Việt Nam đều hướng tới ngày giỗ tổ Hùng Vương ( tức vua Hùng- các vị vua đầu tiên của dân tộc). Đó là một truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng- nơi có di tích lịch sử đền Hùng  và diễn ra lễ hội Đền Hùng nhằm tưởng nhớ công lao lập nước của các đời vua Hùng. Từ năm 2001 lễ hội Đền Hùng đã được Chính Phủ chính thức công nhận là Quốc lễ, toàn bộ nhân dân đều được nghỉ lễ ngày 10 tháng 03. Chính vì thế lễ hội này không những được tổ chức tại Phú Thọ mà còn được diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước.Đó là một đạo lý sâu sắc và triết lý sống của các thế hệ người Việt Nam : “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là sự biết ơn tổ tiên, gia đình, dòng họ, những người có công khai sinh ra đất nước, tạo dựng cơ đồ Việt Nam ngày hôm nay.

Di tích lịch sự đền Hùng là một quần thể các đền thờ nằm tại núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Khu di tích bao gồm 4 đền chính là : đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng, ngoài ra còn có Cột đá thề, lăng Hùng (mộ vua Hùng thứ 6) và đền tổ mẫu Âu Cơ ( một ngôi đền mới xây dựng vào năm 2001 trên núi Ốc Sơn). Du khách tham gia lễ hội và tham quan đền Hùng sẽ được thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp và thiêng liêng từ những bậc đầu tiên dưới chân núi và kết thúc tại đền Thương trên đỉnh Nghĩa Lĩnh nơi có lăng Hùng

Năm 2014  lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày 06/03 đến ngày 10/03 Âm lịch tức ngày 05/04 đến 09/04 theo Dương lịch với những nghi thức truyền thống theo các nghi lễ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bao gồm 2 phần chính đó là : Phần lễ và phần hội diễn ra vào ngày chính hội

Phần lễ được cử hành trọng thể và nghiêm trang trên các đền và chùa Thiền Quang ở núi Nghĩa Lĩnh ,có 2 lễ là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Lễ rước kiệu vua với màu sắc sặc sỡ của bạt cờ, hoa, trang phục truyền thống đi từ chân núi rồi lần lượt qua các đền thờ. Lễ dâng hương là mỗi người dân về với lễ hội thắp lên nén hương mong nói hộ điều tâm niệm của bản thân với tổ tiên,ông cha.

Phần hội được tổ chức trong không gian rông lớn với các trò chơi dân gian đặc sắc, phong phú và hấp dẫn đề du khách có thể hòa mình vào không khí tập nập, nhộn nhịp của lễ hội như : rước kiệu, đánh trống đồng, đâm đuống, đấu vật , chọi gà,thi đánh cờ người, kéo lửa thổi cơm….không khí vô cùng tưng bừng,náo nhiệt.

Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng xuất phát từ đạo lý truyền thống yêu nước của đất nước, dân tộc ta từ ngàn năm đề lại,đó cũng là một lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất nước ta. Sau tết Nguyên Đán cứ đến tháng 3 là đồng bào mọi miền tổ quốc lại đổ về đền Hùng rất đông đảo để tỏ lòng biết ơn các vua Hùng,dâng lên nén hương với lòng tôn kính trân trọng lịch sử dựng nước.

Ngoài các hoạt động văn hóa, khi về trẩy hội đền Hùng du khách còn được đến thăm bảo tang Hùng Vương nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật phản ánh thời kỳ Hùng Vương và tìm hiểu nhiều hơn truyền thống lịch sử dựng nước nơi đất Tổ.

Ý nghĩa của cuộc hành hương trẩy hội Đền Hùng đã được công nhận qua bao đời con cháu người Việt và chúng ta có quyền tự hào về lịch sử và  sự ngưỡng mộ  quê cha đất tổ mỗi khi có dịp về dự giỗ tổ các vua Hùng.