Trang chủ » Địa danh » Hội An » Hội quán Phước Kiến

Hội quán Phước Kiến

2014-02-12 14:42:54 | 2793 lượt xem

Hội quán Phúc Kiến là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất ở vùng đất Quảng Nam. Mảnh đất thánh thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ cho muôn dân như thần sông, núi, thần tài, thần con cái. Trải qua 300 năm, Hội quán vẫn đứng ở đó sừng sững đón nhận những dấu chân thời gian đi qua

 

1. Vị trí và lịch sử

Hội Quán Phúc Kiến được xây dựng vào thế kỷ thứ 17, nằm ở số 46, đường Trần Phú, du khách có thể tản bộ  hoặc thuê xích lô (khoảng 50.000đ) là đã có thể chiêm ngưỡng được công trình kiến trúc đẹp và độc đáo ở Hội An. 

 

2. Kiến trúc, văn hóa

Hội Quán Phúc Kiến được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa kiểu “Nội công ngoại quốc”, tức bố cục mặt bằng hội quán hình chữ Công (工)  còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (囗).

Để đi vào khuôn viên Hội Quán, du khách sẽ qua cổng tam quan chính, gồm hai tầng lầu, mái ngói âm dương lưu ly xanh ngọc, cong vút, toàn bộ cổng được khảm sành sứ. Trên mái được trang trí hình rồng, lân, trên tần hai có hình điêu khắc lưỡng long chầu hồ lô là biểu tượng của sự tích tụ long khí của trời và đất. Trước cửa có hai con sư tử trấn giữ và hòn non bộ, được đắp theo hình dáng cá chép vượt hũ môn.

Khu Tiền Đường là một hành lang có hai hàng cột đối xứng nhau, ở giữa là một bộ bàn đá dùng để đón tiếp khách, trên trần treo những vòng hương đỏ nhìn như đèn lồng. Đi vào khu vực chính điện là đề thờ bà Thiên Hậu – vị thần cai quản tiền bạc, của cải, con cái… theo quan niệm của người Phúc Kiến cùng hai vị thần bảo trợ là Thiên Lý Nhãn và Thuận phong Nhĩ.

Phía sau cùng là khu hậu tẩm, thờ 6 vị Lục Tánh Vương Gia, cũng chính  là sáu người Hoa đầu tiên đến sinh sống tại phố cổ Hội An.

Hội Quán Phúc Kiến là một kiến trúc Hoa giữa lòng Hội An, là sự giao thoa văn hóa trong thời kỳ thương cảng cũ Hội An phát triển trong giai đoạn rực rỡ nhất, là chứng nhân quan trong nhất về tôn giáo ở Quảng Nam mà khi soi vào đó, những tháng năm của lịch sử hiện về.

 

3. Thời gian mở cửa: 8h00 – 17h00 hàng ngày.

 

4. Giá vé vào cửa: Vào cửa miễn phí.

Xem thêm: