Trang chủ » Địa danh » Côn Đảo » Nhà Tù Côn Đảo

Nhà Tù Côn Đảo

2014-02-07 11:22:10 | 2415 lượt xem

Nhà tù Côn Đảo - nơi lịch sử đã đi qua như một trang sử xanh còn vang mãi huyền thoại về một thời không thể nào quên. Trong những hầm giam tối tăm ấy luôn ánh lên ý chí kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng yêu nước. 
 

1. Vị trí & lịch sử

Nhà tù Côn Đảo nằm cách sân bay Côn Sơn khoảng 13km. Đây là một trong những nhà tù bí ẩn và tàn bạo nhất trên thế giới trong thế kỷ thứ XX. Côn Đảo sớm được những người Phương Tây khám phá trong hành trình chinh phục thế giới trên những con tàu. Khi các Quốc gia thực dân với hành trình xâm lược thuộc địa từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đều chú ý đến Côn Đảo. Đặc biệt, sau khi hoàn tất xâm lược Việt Nam, Pháp đã xây dựng một hệ thống các nhà tù vững chắc nhằm giam giữ các tù nhân cách mạng Việt Nam. Sau này được Mỹ tiếp nhận, xóa xổ trên bản đồ và trở thành hòn đảo huyền bí nhất trên thế giới. Mãi cho đến khi một số tù binh nhờ mùa gió chướng mà thoát được vào bờ thì người ta mới phát hiện ra có một hệ thống nhà tù vẫn còn tồn tại trên đảo.

 

2. Kiến trúc

Nhà tù Côn Đảo là một trong những nhà tù kiên cố bậc nhất nước ta, nằm cách xa đất liền, điều kiện đi lại rất khó khăn do vướng phải gió chướng làm lệch phương hướng và mũi tàu. Vì thế dù những người tù có thoát ra khỏi những bức tường đá thì cơ hội được trở về đất liền cũng rất ít ỏi. Hệ thống nhà tù Côn Đảo được thực dân Pháp xây dựng vào thế kỷ thứ 19, sau đó được Mỹ mở rộng và ngụy trang để giam cầm những chiến sĩ yêu nước. Nhà tù được phân chia làm nhiều khu vực khác nhau:

- Trại tù giam Phú Hải: được xây dựng vào năm 1862, nằm ở trung tâm đảo Côn Lôn bao gồm 10 khám lớn. Lúc đầu, nhà tù chỉ được xây đơn giản bằng tranh tre, nhưng sau một cuộc nổi loạn của những người tù, thực dân Pháp đã cho xây dựng một hệ thống nhà tù rất kiên cố. Một khám lớn có thể giam giữ hàng trăm tù binh. Phòng xà lim biệt giam được làm bằng đá, là nơi giam giữ những đối tượng tù binh cứng đầu, chống đối lại cai ngục. Ngoài ra, trại Phú Hải còn có khu đập đá, nơi ra đời bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” nổi tiếng của cụ Phan Chu Trinh.

- Trại Phú Sơn: được xây dựng vào năm 1916, có kiến trúc giống với trại Phú Hải là những tường rào dây thép gai, cắm mảnh thủy tinh sắc nhọn. Nhưng cách bố trí các hầm xà lim biệt lập lại được ngụy trang nằm sâu trong một cái ngách nhỏ. Tại đây, đồng chí Lê Hồng Phong, nguyên tổng bí thư đầu tiên của Đảng đã bị biệt giam và trút hơi thở cuối cùng.

- Trại giam số 7: hay còn được gọi là Chuồng Cọp Mỹ, trại giam Phú Bình, được ngụy trang khéo léo bởi phía trước là những công trình dân sinh đơn giản như nhà bếp, kho lương thực, trạm y tế. Nhưng đằng sau lại là 8 khu trại giam với 384 buồng giam vô cùng kiên cố. Các phòng biệt giam ở khu nhà tù này được mệnh danh là nhà tù trong nhà tù ở Côn Đảo với các kiểu tra tấn vô cùng tàn bạo. Gọi là chuồng Cọp vì trên nóc trần có những song sắt, những người coi tù sẽ đi dọc các buồng giam để giám sát tù nhân, đồng thời lấy gậy sắt khua rê trên những chấn song, tạo nên những âm thanh đinh tai nhức óc. Tại đây, Mỹ - Ngụy không hành hạ thể xác người tù mà chủ yếu là tinh thần, làm sao cho chí khí của họ bị mòn mỏi, tinh thần đấu tranh sa sút.

- Dinh Chúa Đảo: nằm đối diện với Cầu Tầu lịch sử 914, cách không xa là trại tù Phú Hải. Với tổng diện tích là 18.600m2 gồm nhà chính, phụ, sân vườn là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa đảo (39 người Pháp, 14 tên người Việt Nam) trong suốt 113 năm (1862-1975). Trái ngược với cuộc sống khổ sở, bị đầy đọa của các tù nhân, những tên chúa đảo ngự trị, sống xa hoa, tại đây chúng đưa ra không ngớt những biện pháp tra tấn những nhà cách mạng, cộng sản yêu nước. Ngày nay, Dinh Chúa Đảo trở thành nơi lưu giữ những bằng chứng về tội ác chồng chất mà thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.

- Bảo tàng Côn Đảo: bảo tàng gồm nhà chính cao 2 tầng, diện tích hơn 3.500m2 khởi công năm 2009 với nguồn vốn lớn và khá quy mô bao gồm hơn 2000 hiện vật, tư liệu về sự đấu tranh kiên cường bất khuất của những người tù cách mạng yêu nước.

 

3. Giá vé 

- Giá vé tham quan: 20.000đ

- Giá vé vào bảo tàng: 10.000đ

 

Xem thêm: