Trang chủ » Địa danh » Quảng Ninh » Núi Yên Tử

Núi Yên Tử

2014-02-27 15:05:33 | 1829 lượt xem

Vào mỗi dịp đầu năm, mọi người thường đi chùa lễ Phật để cầu một năm mới an lành, may mắn. Trúc Lâm Yên Tử hay núi Yên Tử - cái nôi của Phật Giáo Việt Nam, là một trong những địa danh quen thuộc thu hút được đông đảo lượng du khách ghé thăm mỗi năm. Nơi đây nổi tiếng bởi sự linh thiêng với câu ca “Trăm năm tích đức tu hành – Chưa đi Yên Tử chưa thành quả từ”. 

 

1. Vị trí, lịch sử

Đỉnh Thiêng Yên Tử là một trong những ngọn núi thuộc cánh cung Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm cách Hà Nội khoảng 120km. Từ Hà Nội đến Yên Tử, du khách có thể đi bằng Ô tô hoặc xe máy. Quãng đường mất khoảng 3,5 tiếng đồng hồ. Các xe khách Hà Nội – Quảng Ninh – Móng Cái thường đỗ ở bến xe Mỹ Đình, chạy liên tục đến 20h00 tối, giá vé khoảng 90.000đ/lượt, khi đến địa phận thành phố Uông Bí thì du khách xuống xe. Dưới chân núi có xe buýt phục vụ đưa đón khách du lịch lên điểm tham quan với giá 20.000đ/lượt.

Khu di tích thắng cảnh Yên Tử bắt đầu được xây dựng vào thời nhà Trần. Khi ấy Phật Giáo đang ở trong giai đoạn cực thịnh, được xem là Quốc Giáo của nước ta. Vua Trần Nhân Tông được đánh giá là một trong những vị vua tài ba, lỗi lạc nhất của Triều Trần bởi tài năng trong thi ca, trong quân sự, chính trị và lòng mộ đạo của mình. Sau khi đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, ông đã rời bỏ chốn lầu vàng, gác tía, lên đỉnh Yê Tử tu hành, sáng lập nên Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông đã cho xây dựng hàng trăm các chùa, tháp, am làm nơi giảng đạo, tu hành, Yên Tử từ đó cũng trở thành cõi Phật, một trong những điểm đến của nhiều người mộ đạo.

 

2. Các điểm tham quan Yên Tử

Yên Tử là đỉnh núi hội tụ linh khí của cả một vùng Đông Bắc, là một trong bốn vùng phúc điạ Giao Châu cùng với ba ngọn núi thiêng khác là núi Tản Viên – Ba Vì, núi Long Đỗ - Thăng Long và núi Chí Linh – Hải Dương. 

- Long Động Tự: là điểm đến đầu tiên trong khu di tích thắng cảnh Yên Tử còn được gọi là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Chùa tọa lạc trên núi có dạng tựa như hình con Lân nên người xưa gọi là chùa Lân. Chùa Lân chính là chùa Trình xưa, là nơi kiểm nghiệm chân tâm của người vào cảnh Phật với rất nhiều những tượng cổ, tháp mộ cổ độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

- Suối Giải Oan: Suối Giải Oan là một trong điểm du lịch gắn liền với nhiều câu chuyện huyền tích xa xưa đầy hấp dẫn đối với du khách. Theo những vị cao niên ở Yên Tử, thì trước kia suối có tên là Hổ Khê, sau khi vua tu hành, các cung tân mỹ nữ đến chân núi Yên Tử, mong vua quay về nhưng không thành đã trầm mình xuống suối, từ đó suối có tên là suối Giải Oan.

- Chùa Hoa Yên: Chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất và đẹp nhất trong quần thể danh thắng Yên Tử. Chùa Hoa Yên còn được gọi là chùa Cả, được dựng từ thời Lý  với tên gọi là Phù Vân, đến đời Trần đổi tên thành Vân Yên, và sau này là Hoa Yên. Dẫn lên chùa Hoa Yên có con đường Tùng và đường Trúc rất đẹp.

- Tượng đá An Kỳ Sinh: Tượng đá An Kỳ Sinh nằm ở độ cao 900m, quanh năm mây trắng bao phủ. Tương truyền rằng vua Tần Thủy Hoang vì đam mê luyện thuốc Trường Sinh nên đã bắt các thầy thuốc trong nước tìm những loại dược liệu tốt nhất để dâng lên cho vua. An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) là một người học rộng biết nhiều, ông đã lên Yên Tử tìm cây thuốc quý cho vua, nhưng cuôi cùng ông nhận ra rằng, không có thuốc trường sinh, chỉ có con đường tu hành đắc đạo mới giúp cho con người tránh khỏi cõi luân hồi, và ông đã ở lại tu đạo lại đây. Bức tượng đã nguyên khối An Kỳ Sinh chính là chân thân của ông do đắc đạo mà hóa đá.

- Tương Phật Hoàng Trần Nhân Tông: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là pho tượng lớn mới được khánh thành gần đây và được đặt trên một đỉnh núi bằng phẳng, gần với tượng đá An Kỳ Sinh.

- Chùa Đồng: Chùa Đồng là ngôi chùa độc đáo bậc nhất nước ta được xây dựng hoàn toàn  bằng đồng. Chùa nằm ở đỉnh cao nhất Yên Tử nơi quanh năm mây phủ trắng xóa, tựa như một đài sen của chốn bồng lai tiên cảnh. Để lên được Chùa Đồng, du khách phải leo bộ một quãng đường dài nhưng khi nhìn thấy khung cảnh núi non hùng vĩ nơi đây thì mọi mệt mỏi dường như được xua tan, dành cho sự bình lặng trong tâm hồn.

- Ngoài những điểm tham quan chính trên, di tích Yên Tử còn có rất nhiều các thắng cảnh khác như: Chùa Một Mái, Cụm Tháp Hòn Ngọc, chùa Bảo Sái, Chùa Vân Tiêu…

Đường lên Yên Tử gian nan với núi cao, dốc đứng nhưng vẫn không ngăn được bước chân của những người mộ đạo đi về vơi cõi Phật, tim sự bình an trong lòng giữa muôn vàn xô bồ, ồn ảo của cuộc sống hiện đại.

 

3. Giá vé cáp treo Yên Tử

- Khứ hồi tuyến 1: 180.000đ

- Khứ hồi tuyến 2: 100.000đ

 

Xem thêm: