Trang chủ » Địa danh » Quảng Ngãi » Thành Cổ Châu Sa

Thành Cổ Châu Sa

2014-02-27 13:44:35 | 2761 lượt xem

Thành cổ Châu Sa là một di chỉ khảo cổ, lôi cuốn du khách bởi chiều sâu trong văn hóa tâm linh, lung linh trong sắc màu huyền ảo của một nền văn hóa Champa rực rỡ đã tồn tại cách đây hàng nghìn năm lịch sử. 

 

1. Vị trí & phương tiện di chuyển

Thành Cổ Châu Sa thuộc khu vực huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sát cạnh tuyến đường Quốc lộ 1A. Từ Tp. Quảng Ngãi, du khách xuôi theo đường Quốc lộ 1A khoảng 2km, rồi rẽ theo hướng đi cảng An Kỳ khoảng 5km sẽ gặp một tòa thành bằng đất, được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Nếu đi bằng xe buýt, du khách có thể đi tuyến xe buýt 03, giá vé khoảng 7.000đ/lượt.

 

2. Kiến trúc, lịch sử

Người Chăm Pa sinh sống ở Miền Trung và Miền Nam từ rất lâu đời, hưng thịnh nhất là vào khoảng thế kỷ 14 và 15. Các vua Chăm đã cho xây dựng hàng loạt các tháp Chăm ở các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Duy chỉ có ở Quảng Ngãi là bảo tồn được nguyên vẹn một thành cổ được xây dựng bằng đất. Theo ghi chép của người Pháp thì thành Châu Sa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 10, là một tòa thành quân sự với 2 vòng thành bằng đất là thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được giới hạn từ bến sông Tiểu Giang cách thành nội khoảng 2 – 3km. Do quá trình bồi lấp bến sông mà những dấu tích về thành ngoại nay chỉ còn là những cút gốm cổ.

Thành nộị là một tòa thành bằng đất được bảo tồn một cách khá nguyên vẹn. Để vào được trong thành, du khách phải đi qua một con đường hẹp với tre trúc hai bên. Khu vực thành nội, người ta phát hiện rất nhiều các vật dụng đồ gốm như chum cổ, nồi đất, và cả những tượng điêu khắc bằng đá của người Chăm pa từ thể kỷ thứ 10.

Vòng thành nội và vòng thành ngoại được xây dựng các chiến lũy theo kiểu bàn cờ, mỗi khi có biến, chỉ cần đốt lửa ở bên ngoài thì toàn thành Châu Sa đều trông thấy. Vì vậy đây là một khu căn cứ địa quân sự vô cùng quan trọng của người Chăm, vừa giáp sông thuận lợi cho thủy chiến lại vừa dễ phòng thủ.

Thành cổ Châu Sa là một vùng đất thánh địa của người Chămpa xưa, gắn liền với nhiều những huyền thoại về vàng hời, vàng đi ăn đêm sáng rực cả một vùng hay đàn vịt vàng, đàn lợn vàng. Chẳng biết là thật hay giả nhưng nó đã tăng thêm phần huyền ảo cho khu thành cổ này.

 

Xem thêm: