Trang chủ » Địa danh » Hải Dương » Văn Miếu Mao Điền

Văn Miếu Mao Điền

2014-08-07 16:56:19 | 2209 lượt xem

Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương) không chỉ là trường đào tạo nhân tài của xứ Đông mà còn là cụm di tích mang ý nghĩa lịch sử to lớn về mặt tinh thần, là tấm gương soi sáng cho các thế hệ sau nối tiếp cha ông, mở rộng trí thức, phát triển đất nước.

 

1. Vị trí & lịch sử

Văn miếu Mao Điền thuộc xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, ngay trên Quốc Lộ 5. Đây là một trong những trung tâm đào tạo nhân tài lớn ở nước ta chỉ xếp thứ hai sau Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội. 

Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông thành Thăng Long, nên Hải Dương xưa kia còn được biết đến với tên gọi là xứ Đông. Nơi đây là một vùng đất học, một trung tâm văn hóa giáo dục lớn của cả nước. Dưới thời vua Lê Thánh Tông với chủ trương mở mang việc học hành, đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, triều đình đã cho mở thêm một số trường học ngoài Quốc Tử Giám ở kinh thành để đẩy mạnh phát triển Nho Giáo. Trong số các trường học do nhà lê xây dựng lên, văn miếu Mao Điền là trường có quy mô lớn nhất. Tại nơi đây, nhiều năm đã từng diễn ra các kỳ thi hương, thị hội của trấn Hải Dương xưa. Trong quá trình tồn tại từ giữa thế kỷ thứ 15 cho đến khoa thi cuối cùng dưới triều Nguyễn, từ vị trí là trường học riêng trấn Hải Dương, Văn Miếu Mao Điền đã trở thành trường thi của cả vùng và có nhiều đóng góp to lớn vào việc giáo dục đào tạo hệ thống quan lại, nho sĩ, nhân tài cho các triều đại phong kiến.

Đầu thế kỳ thứ 16, do Thăng Long bất ổn về chính trị, dưới thời nhà Mạc, nơi đây đã được tổ chức 4 lần thi khoa cử. Trong đó vị trạng nguyên nổi tiếng nhất chính là tam khoa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thời Tây Sơn, Văn Miếu được hợp nhất với trường thi hương. Văn Miếu Mao Điền có một lịch sử vẻ vang, đã đào tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sĩ nho học đứng đầu cả nước.

 

2. Kiến trúc

Văn Miếu Mao Điền là nơi kết tinh, nơi hội tụ tỏa sáng của tinh hoa văn hóa giáo dục xứ Đông. Là một công trình kiến trúc văn hóa, uy nghi nên từ xa du khách có thể dễ dàng dàng thấy cổng tam quan đồ sộ của văn miếu nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát. Dẫn vào cổng là con đường nhựa thẳng tắp, hai bên trồng cây cảnh tuyệt đẹp. Cổng tam quan được làm bằng đá gồm ba tầng, phía trên cùng có mái ngói cong vút được trạm trổ lưỡng long chầu nguyệt trên nóc. Qua cổng tam quan là một cây cầu đá bắc qua khu hồ rộng là minh đường của văn Miếu dẫn vào một sân rộng lát gạch. Từ trên Gác Chuông và Gác Trống nhìn xuống chính là Văn Trì với hai tầng tám mái làm bằng gỗ lim. Trước khu chính điện bảy gian được xây hình chữ nhị đã phủ màu thời gian là hai tháp bút hai bên cùng đài nghiên. Khu vực Đông Vu, Tây Vu ở hai bên tả và bên hữu chính điện. Nhà trong chính điện thờ Khổng Từ, nhà ngoài là nơi lễ bái. Trong văn miếu còn bảo tồn nguyên vẹn hai lễ vật chính là lư và khánh đá thời Tây Sơn. 

 

Xem thêm: