Trang chủ » Địa danh » Giới thiệu Bến Tre

Giới thiệu du lịch Bến Tre

2014-01-27 10:29:53 | 2860 lượt xem

Bến tre nằm ven biển cuối nguồn Sông Cửu Long là một trong những điểm du lịch thú vị. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi đặc sản trái cây nổi tiếng, nhiều di tích văn hóa mà còn có điều kiện tự nhiên tuyệt vời rất phù hợp với du lịch sinh thái. 

 

1. Lịch sử

Với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Bến Tre có lịch sử khoảng 300 năm. Vào thế kỷ XVII, Bến Tre chỉ là một vùng đất hoang vu, chưa được khai phá nhiều, cư dân thưa thớt, diện tích cũng không rộng như bây giờ. Qua thời gian bồi đắp phù sa của bốn con sông, Bến Tre trở thành một vùng đất màu mỡ, thu hút những người khai hoang đến đây định cư. Vào thời Minh Mạng Bến Tre thuộc phủ Hoàng Trị, là một vùng cây trái trù phú.

Bến Tre là một mảnh đất anh hùng và quật cường. Nhân dân Bến Tre đã cùng người anh hung áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đứng lên chống quân Xiêm La, chống lại cướp biển. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, Bến Tre cũng là nơi khởi phát cho các phong trào đấu tranh của nông dân. Đây cũng là nơi khởi phát phong trào “Đồng Khởi” chống lại chế độ Ngô Đình Diệm.

 

2. Phương tiện đi lại ở Bến Tre 

- Đi đến Bến Tre: Từ thành phố Hồ Chí Minh có hai cách để đến Bến Tre là đi đường bộ và đi bằng đường thủy.

Đi đường bộ:

+ Nếu đi ôtô, bạn ra bến xe Miền Tây, khoảng 30 phút lại có một chuyến đi Bến Tre, giá vé là 75.000đ. Hoặc bạn đặt chỗ trước ở các xe chuyên chạy tuyến Hồ Chí Minh – Bến Tre như: Xe Thịnh Phát: (SĐT: (08) 3830.3042 - 3839.3625); Xe Thảo Châu: (SĐT: (08) 3835.1917 – 38339954), cả hai xe này đều xuất phát tại trạm 25A Sư Vạn Hạnh.

+ Nếu đi xe máy, bạn đi theo đường Quốc Lộ 1 đi qua Mỹ Tho, sau đó rẽ sang quốc lộ 60 là tới thành phố Bến Tre. Quãng đường khoảng 70km.

Đi đường sông: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Bên Tre hiện đã mở tuyến đường thủy: Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre.

- Đi lại ở tỉnh Bến Tre: Phương tiện đi lại ở Bến Tre chủ yếu là bằng xuồng và ghe.

 

3. Khách sạn ở Bến Tre

Ở Bến Tre, khó có thể thuê được những khách sạn lớn nhưng những khách sạn 2 – 3 sao và nhà nghỉ thì có rất nhiều. Các khách sạn nằm tập trung ở Đại lộ Đồng Khởi, đường Nguyễn Đình Chiểu với mức giá từ 100.000 – 350.000đ. Một số khách sạn có dịch vụ tốt: khách sạn Hàm Luông, khách sạn Hùng Vương, Khách sạn Đồng Khởi, khách sạn sân vườn Sao Mai, khách sạn Bến Tre...

 

4. Các địa điểm du lịch tại Bến Tre

- Tràm chim Vàm Hồ: Tuy sân chim ở Bến Tre không rộng và phong phú như sân chim ở Cà Mau nhưng Tràm Chim Vàm Hồ là nơi trú ngụ của các loài cò, vạc, bìm bịp…Vườn chim Vàm Hồ cách bến tàu thành phố Bền Tre khoảng 3 tiếng đồng hồ.

- Di tích lịch sử mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà giáo, nhà thơ tài năng nhưng bất hạnh của dân tộc Việt Nam vào thế kỷ 19. Tên tuổi của ông gắn liền với truyện thơ Lục Vân Tiên được đánh giá là “Truyện Kiều ở Nam Bộ”. Khu di tích lịch sử mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu nằm ở huyện Ba Tri, trên đường đi đến Tràm chim Vàm Hồ.

- Đình Phú Lễ: Đình Phú Lễ được xậy dựng vào thời vua Minh Mạng, đền có kiến trúc rất đẹp cũng nằm ở huyện Ba Trị.

- Biển Bình Đại: Biển Bình Đại cách thành phố Bến Tre 51km, đây là nơi có ngôi làng đóng ghe nổi tiếng với lễ hội “Cá ông”.

- Cồn Phụng: còn được gọi là cồn Đạo Dừa, là một trong ba đảo dừa ở Bến Tre. Đến đây du khách có thể khám phá quy trình làm đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa, tham quan lò làm kẹo dừa, cơ sở nuôi ong mật…

- Cồn Quy: Là cồn nhỏ nhất của tỉnh Bến Tre, nơi đây có rất nhiều những miệt cây ăn trái cho du khách tham quan như: bưởi, mận, xoài, mít,…ngoài ra du khách đến đây còn được thử sức với trò tát cá mương rất vui nhộn.

- Cơ sở thêu Khánh Quyên: Là cơ sở tranh thêu tay nằm ở xã Tân Thành, Châu Thành, Bến Tre.

- Huyện Chợ Lách: Nằm giữa hai dòng sông lớn Cổ Chiên và Hàm Lương, Chợ Lách được hai dòng sông này bồi đắp cho lượng phù sa màu mỡ. Đây là một trong những vùng đất trú phú nhất Nam Bộ là “vựa trái cây” của Bến Tre, thích hợp cho du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn. Nổi tiếng nhất là vườn cây trái Cái Mơn.

- Cồn Phú Đa: nổi tiếng với đặc sản ốc gạo. Du khách có thể tham gia bắt ốc hoặc đi cào hến với người dân.

- Làng Đồng Khởi: Nơi diễn đầu tiên ra phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre. Từ Làng Đồng Khởi, phong trào lan rộng khắp các tỉnh Bến Tre thể hiện tinh thần yêu nước của người Tây Nam Bộ

- Khu du lịch sinh thái Cồn Ốc: Đây là cồn đảo lớn nhất trên sông Hàm Luông, được phát triển thành khu du lịch sinh thái với các miệt vườn cây ăn quả có độ ngon và đượm hơn các vùng khác như bưởi da xanh, cam, dừa núm...

- Chùa Tuyên Linh: Chùa được xây dựng dưới thời vua Tự Đức, đây là nơi đã nuôi dưỡng các nhà chí sĩ yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong đó có cả cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Bác Hồ.

- Các làng nghề truyền thống: Làng nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phước Long, làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong...

 

5. Ăn uống tại Bến Tre

Cá nhà hàng ở Bến Tre tập trung chủ yếu ở trên đại lộ Đồng Khởi. Một số các đặc sản của Bến Tre:

- Các món ăn từ dừa: Bến Tre được mệnh danh là xứ dừa nên các món ăn ở đây cũng phần lớn được chế biến từ dừa. Một số các món ăn mà du khách nên thử là: Tép rang dừa, thịt heo kho nước dừa, cơm dừa, mắm chưng dừa, cá kho dừa, củ hủ dừa hầm bắp gò heo…

- Cá rô, cá trê, cá bống kèo kho tộ: là cù lao nổi giữa bốn bề sông nước nên Bến Tre có rất nhiều các loại thủy sản, các loại cá kho tộ của Bến Tre rất ngon và thơm vì được kho với nước dừa.

- Cá cháy kho hầm: cá cháy sau khi bắt về, đem rửa sạch, đổ nước vào kho cho nhừ (kho mềm cả xương lẫn vảy) ăn bùi và béo.

- Đuôn chà là: là đặc sản chỉ ở Bến Tre mới có, từng được tiến vua.

Nguồn: Webdulich.com

Xem thêm: