Trang chủ » Địa danh » Giới thiệu Hải Dương

Giới thiệu du lịch Hải Dương

2014-01-27 13:30:37 | 2782 lượt xem

Hải Dương được xem như thành bảo vệ của Hà Nội từ phía Đông. Nơi đây được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt với dãy núi Chí Linh hùng vĩ có hình dáng tựa con rồng, đầu gối ở đỉnh thiên Yên Tử, đuôi duỗi ra Bạch Đầu Giang. Mảnh đất này còn sản sinh ra rất nhiều các danh nhân quân sự, văn học, danh y như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh...

 

1. Vị trí & phương tiện di chuyển 

- Phương tiện cá nhân: Hải Dương cách Hà Nội khoảng 60km, nên nếu du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân có thể đi từ trung tâm Hà Nội, qua cầu Chương Dương rồi thẳng đường Quốc lộ 5 là đến thành phố Hải Dương.

- Phương tiện công cộng: Từ Hà Nội có chuyến xe buýt 202 chạy từ bến xe Kim Mã đến Hải Dương. Giá vé là: 40.000đ/lượt.

- Phương tiện di chuyển trong tỉnh: Ở Hải Dương có rất nhiều phương tiện giao thông thuận tiện cho du lịch. Tất cả các điểm du lịch tham quan Hà Nội đều có xe buýt chạy qua. Ngoài ra du khách có thể đi taxi hoặc xe ôm.

 

2. Các địa điểm tham quan ở Hải Dương

Hải Dương là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa vào bậc nhất của cả nước. 

- Khu di tích Côn Sơn: Côn Sơn là khu di tích gắn liền với danh nhân lịch sử Nguyễn Trãi – một nhà văn hóa, nhà chính trị tài ba của nước ta dưới thời nhà Lê. Đây là nơi mà Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn sau khi giúp Lê Lợi hoàn thành đại nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Khu di tích bao gồm hệ thống đền thờ, khu bàn cờ tiên, giếng ngọc và được bao quanh bởi rừng thông xanh ngút ngàn.

- Đền Kiếp Bạc: Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một vị tướng giỏi có công 2 lần đại phá giặc Nguyên – Mông, nổi tiếng với bài Hịch Tướng Sĩ, bày tỏ nỗi long thương nước, thương dân bị kẻ thù giày xé và Hương Cảnh công chúa – vợ ông. Đền thờ nằm dưới chân dãy núi Chí Linh, bên cạnh dòng sông thương, minh điện hướng về Bạch Đầu Giang, là một thắng cảnh đẹp.

- Thắng cảnh An Phụ: Thắng cảnh An Phụ nằm trên núi cao, nhìn ra sông Kinh Thầy. Đây là một hệ thống gồm: chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, Bàn cờ tiên, Trụ Kinh Thiên (trụ đá chọc trời), Tượng đài Trần Hưng Đạo và Đình Huề Trì.

- Văn Miếu Mao Điền: Ít người biết được rằng không chỉ ở kinh thành Thăng Long mới có văn miếu do các vua Lý xây dựng mà ở Hải Dương cũng có một khu văn miếu được xây dựng vào thời Lê Sơ. Nơi đây vừa là trường thi hương của tỉnh Hải Dương vừa là nơi đào tạo các nhà ho, tiến sĩ, cử nhân cho tỉnh.

- Sân Golf Chí Linh: Sân Golf Chí Linh được xây dựng ngay trên dãy núi Chí Linh, là một điểm sáng của du lịch Hải Dương. Hàng năm, sân golf thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây nghỉ dưỡng và chơi golf.

- Đảo Cò Chi Lăng Nam: Đây là điểm trú ngụ của hàng trăm các loại cò khác nhau. Hàng năm vào dịp đầu thu, chom cò từ khắp các nơi về đây làm tổ tạo nên một cảnh tượng kỳ vĩ, hiếm thấy. Hàng trăm hàng ngàn con còn trắng muốt đậu trên ngọn cây, xây tổ và đẻ trứng. Toàn bộ khu đảo được nhuộm trắng bởi cò, cò bay trên mặt nước, chao lượn trên bầu trời…

- Làng gốm cổ Chu Đậu: Làng gốm cổ Chu Đậu là một trong ba trung tâm sản xuất gốm lớn nhất của miền Bắc ở thế kỳ thứ 16. Gốm Chu Đậu hấp dẫn bởi vẻ mộc mạc, giản dị với những hoa văn độc đáo, đậm chất Việt.

 

3. Khách sạn tại Hải Dương 

Các nhà nghỉ nằm ở khu vực trung tâm Hải Dương, trên các tuyến đường Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thị Duệ, Điện Biên Phủ,... Một số các khách sạn 3 sao: Công Đoàn Côn Sơn, Hữu Nghị, Nhà khách hồ Côn Sơn, nhà khách Quân khu 3…

 

4. Đặc sản Hải Dương

Ẩm thực Hải Dương đơn giản, không cầu kỳ  nhưng lại hấp dẫn khách du lịch bởi sự tinh tế của hương vị đồng quê Bắc Bộ.

- Bánh đậu xanh Hải Dương: Mỗi dịp ghé chơi Hải Dương là khách du lịch lại chọn mua bánh đậu xanh về làm quà cho ngươi thân và bạn bè. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị ngọt thanh, bánh ăn vào thơm mùi đậu xanh, vị beo béo của dầu được chiết xuất từ thực vật. Còn gì thú vị hơn trong một buổi chiều ngồi nhâm nhí mấy cái bánh đậu xanh cùng chè ướp hoa sen.

- Chả rươi: Cứ mỗi khi bước vào tháng giao mùa, rươi lại xuất hiện ở các cửa sông Hải Dương. Người dân bắt về đêm rửa sạch rồi đánh đều với trứng cho lên chảo rán. Chả rươi có ị bùi bùi, beo béo của thịt rươi, vị thơm của rau thì là, ăn cùng với bún và rau sống.

- Bún cá rô đồng: Do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng nên cá rô đồng ở Hải Dương to, thịt chắc và béo. Bún cá rô đồng ở đây vì thế mà càng đậm đà hương vị.

- Bánh gai Hải Dương: Vẫn là lớp vỏ được làm từ bột gạo trộn với nước lá gai giã nhỏ nhưng nhân của bánh gai Hải Dương có thêm lạc, hạt sen để tăng độ bùi cho bánh. 

- Vải Thanh Hà: vải thiều Thanh Hà có vỏ quả hồng nhuận, quả nhỏ, hạt nhỏ, cùi trắng, dày và ăn rất thơm và ngọt.

 

Nguồn: Webdulich.com

Xem thêm: