Trang chủ » Địa danh » Hà Nội » Khu di tích Cổ Loa

Khu di tích Cổ Loa

2014-07-02 21:53:20 | 3284 lượt xem

Thành Cổ Loa - "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ". Nhắc đến thành Cổ Loa là người ta nhắc đến những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt Nam, về truyền thuyết nỏ thần, mối tình "trái tim lầm chỗ để trên đầu" Mỵ Châu – Trọng Thủy. Từ bao đời nay, ngôi thành cổ cùng bao nhân vật lịch sử đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.

 

1. Vị trí 

Khu di tích Cổ Loa tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Thành Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 17km, thành Cổ Loa trước kia là kinh đô của nước Âu Lạc, thành Cổ Loa là một di tích được cho là hình thành xây dựng sớm trên thế giới và còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nếu từ Hà Nội, du khách có thể đi qua cầu Chương Dương, sau đó theo quốc lộ 1, đến cây số 11, qua cầu Đuống, theo quốc lộ 3, đi tiếp đến cây số 18 là tới khu vực di tích hoặc bắt xe buýt tuyến 46.

 

2. Lịch sử, kiến trúc

Thành Cổ Loa được An Dương Vương xây dựng vào năm 208 TCN. Tương truyền rằng, khi nhà vua xây thành, cứ xây xong lại đổ. Một hôm, An Dương Vương gặp được thần Kim Quy, thần đã chỉ cho ông cách xây thành mà không bị đổ, đồng thời cho mượn móng rùa làm nỏ thần trấn quốc.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, đá và gốm vỡ. Tương truyền thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện chỉ còn 3 vòng thành: vòng Ngoại, vòng Trung, vòng Nội. Dưới sự tính toán và thiết kế kỹ lưỡng, Thành được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy rộng 6m-12m. 

Hiện nay, cổng Thành Nội chính là đình làng Cổ Loa - nơi bá quan hội triều, bên cạnh đình Am Bà Chúa là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am vẫn còn lưu giữ tảng đá người cụt đầu - tượng Mỵ Châu. Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng (đến An Dương Vương) và trước đến là Giếng Ngọc. 

Có thể khẳng định, Thành Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử giàu giá trị văn hóa Việt Nam, dù trải qua bao thế hệ nhưng Thành vẫn giữ nguyên được nét mộc mạc như vốn có ban đầu. 

Xem thêm: