Trang chủ » Địa danh » Quảng Bình » Mua gì ở Quảng Bình

Mua gì ở Quảng Bình

2014-07-03 16:17:59 | 2558 lượt xem

Ai về Quảng Bình để phơi nắng, phơi gió, ngắm biển Nhật Lệ trong veo như giọt nước mắt của trời, động Phong Nha kỳ vỹ, tráng lệ như một chốn bồng lai tiên cảnh. Ăn miếng khoai deo thấm đẫm tình quê, uống rượu Võ Xá, nếm thử ruốc tháng sáu mới hiểu được hết ân tình của miền đất khắc nghiệt này.

 

1. Khoai deo

Khoai lang là món ăn dân dã, bình dị, quen thuộc ở nhiều vùng miền. Khoai lang có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như như khoai lang vùi rơm, khoai lang phơi khô nấu chè, khoai lang chiên, riêng khoai lang deo thì là một loại đặc sản mà chỉ ở Quảng Bình mới có. Khoai deo được ví với nhân sâm vì khi ăn có vị ngọt mát và là một món ăn vặt phổ biến ở Quảng Bình.

Khách phương xa đến, sau những giờ phút hòa mình vào làn nước trong xanh của biển Nhật Lệ, hay ngỡ ngàng trước cảnh quan kỳ vĩ của động Phong Nha, không ai là không thích hương vị vừa lạ, vừa quen của khoai deo, đặc biệt thưởng thức cùng một ấm trà nóng thì không gì thú vị hơn. Khoai deo được bán ở Chợ Đồng Hới với mức giá khá rẻ.

 

2. Mực khô

Biển miền Trung nổi tiếng với các loại hải sản, đặc biệt là mực. Mực sống ở biển miền Trung, mình dày cho thịt ngọt, khi làm mực khô thì miếng mực mềm mềm, dai dai, ngọt lịm, thơm nồng hòa quyện với vị cay của tương ớt, khiến du khách không khỏi xuýt xoa tán thưởng.

Mực khô bán ở những khu chợ hải sản và các khu chợ lớn như: chợ Đồng Hới, chợ Hoàn Lão, chợ Cảnh Dương, chợ Thanh Khê, tùy độ dày, to hay nhỏ mà có mức giá khác nhau, rẻ nhất là 160.000đ/kg (mực khô bé bằng lòng bàn tay), có loại mực to giá 700.000 – 800.000đ/kg.

 

3. Ruốc Hải Thành

Ruốc hay còn được gọi là moi, giống con tôm nhưng nhỏ hơn rất nhiều thường sống ở vùng cử biển. Người Quảng Bình thường nói: "Ruốc tháng sáu là máu rồng" để nói lên độ hiếm và quý của ruốc tháng 6. Thông thường tháng 6 không có ruốc nhưng nếu may mắn bắt được một mẻ thì lại rất quý giá vì ruốc vào mùa này đỏ hồng, ăn rất thơm và béo. Mắm ruốc nấu thịt hoặc dùng để chấm thịt luộc rất ngon và hấp dẫn. Mắm ruốc được bán ở cửa biển Nhật Lệ, loại bình thường khoảng 30.000đ/hộp 200g, loại ngon 50.000đ/hộp 200g.

 

4. Bánh Tráng Tân An

Bánh tráng Tân An gồm hai loại: bánh tráng cuốn có màu trắng, mỏng tang như cánh chuồn chuồn nhưng rất dai, dùng để làm chả giò, chả hến, chả dắt hay cuốn gỏi…

Bánh tráng vừng dày dùng để nường, ăn cùng hến xào sông Giàng hay cá khoai. Ngoài ra hiện nay, Tân An còn sản xuất loại bánh tráng ngọt, bánh tráng dừa, phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.

 

5. Rượu Võ Xá

Rượu làng Võ Xá đã có trên 200 năm tuổi và được sản xuất theo phương pháp cổ truyền, rất công phu và tỉ mỉ. Trước hết rượu phải được làm từ nguồn nước của làng Võ Xá, vừa sạch, vừa trong, gạo làm rượi phải nấu chín rồi ủ mem viên Đa Bồn (men ủ rượu được làm theo công thức đặc biệt). Rượu Vĩ Xá trong vắt, có mùi thơm nồng, chỉ cần mở vỏ chuối, hít hương rượu cũng đủ say, rượu có vị ngọt dịu, uống vào không bị đau đầu.

 

6. Nước mắm Bảo Ninh

Nước mắm Bảo Ninh được hlàm từ từ cá cơm, cá nục tháng 4 nên có độ đạm cao, mặn mà không chát, vị thơm nồng mà không tanh, mắm sánh có màu nâu đỏ, khi chấm, cứ đượm mãi trong miệng. Để làm được nước mắm ngon thì khâu chọn cá được người dân Bảo Ninh rất chú ý, cá được chon phải là cá tươi, cá cơm thân phải đỏ, cá nục chỉ chọn con đực cỡ ba ngón tay. Muối cá phaỉ chọn loại muối biển tinh, sạch, khi ướp cho cá và muối vào thùng nhựa cớ lớn (nếu là chum sành thì mắm càng ngon), nén chặt, phơi nắng khoảng 4 - 6 tháng cho đến khi cá ngấm muối, thùng cốt cá cơm phải có màu tím hồng, cá nục có màu nâu nhạt mới được lọc mắm. Nước mắm ngon Bảo Ninh có giá khoảng 230.000đ/lít.

Xem thêm: