Trang chủ » Địa danh » Cà Mau » Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc

2014-08-07 15:13:25 | 2047 lượt xem

Hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm trước - là một cụm hòn lớn, nhỏ liền kề nhau, với diện tích rộng khoảng 6,43 ha, bao gồm: Hòn Ông Ngộ, Hòn Đá Lẻ và Hòn Đá Bạc. Hòn cao nhất chỉ cao khoảng 50 m so với mực nước biển.

 

1. Vị trí & hướng di chuyển

Có nhiều cách để đến với Hòn Đá Bạc - thuộc xã Chánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Từ thành phố Cà Mau du khách có thể đi thuyền theo đường sông để đến với hòn, nếu đi đường bộ khách sẽ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ đi theo hướng Minh Hà rồi đến xã Chánh Bình Tây. Con đường nhỏ như rợp bóng cây làm dịu mắt khách phương xa, cây cầu biển hiện ra giữa sóng nước mênh mông làm lòng người không khỏi xốn xang.

 

2. Vẻ đẹp của Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc được ví như một nét chấm là tô điểm thêm cho khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hữu tình nơi cực nam của Tổ Quốc. Nhìn từ xa, Hòn Đá Bạc như một cụm nọn bộ giữa biển trời mây nước, đây là một cụm đảo liền kề gồm Hòn Ông Ngộ, Hòn Chọi và Hòn Đá Bạc. Quanh cụm đảo nay là vô số những hòn đá cuội lớn chồng chất lên nhau, tạo nên cảnh tượng kỳ vĩ vô cùng dưới ánh hoàng hôn vàng rực rỡ. Theo người dân trong đảo, trước kia những viên đá này có mau trắng, nhìn loang loáng dưới ánh mặt trời nên mới được dân gian gọi tên là Hòn Đá Bạc. Hòn được nối với đất liền bằng một cây cầu vượt biển, đi trên cây cầu này khách sẽ có cảm giác như mình đang đứng giữa biển, cảm nhận gió thổi vị mặn đầy sức sống. 

Bước qua những bậc thang bằng đá, du khách sẽ lên tới đỉnh Hòn Đá Bạc – nơi có tượng đài Bảo vệ An ninh Tổ Quốc vươn cao như ý chí bất khuất của người Việt Nam muôn thủa luôn quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, vùng biển quê hương. Đây cũng chính là trung tâm chỉ huy của kế hoạch phản gián CM12 chống lại lực lượng phản động trong thập niên 80 thế kỷ XX.  Trên đảo cũng có một khu nhà trưng bày tài liệu, tư liệu hình ảnh, ghi lại những kỷ niệm về chuyên  án này để các thế hệ mai sau có thể hiểu được sự hi sinh xương máu của cha anh đi trước để bảo vệ đất nước.

Một điều thú vị khác trên Hòn Đá Bạc chính là bàn chân Tiên và bàn tay tiên– một dấu ấn tạo tác kỳ lạ của thiên nhiên. Do thời gian, bàn chân tiên đã không giữ được hình dáng lúc ban đầu nhưng xuyên qua những tán cây, rừng rậm rồi theo triền dốc xuống bờ biển, du khách sẽ thấy một bàn tay bằng đá khổng lồ năm ngón nằm sát biển, tuổi của khối đá này đã lên đến hơn 180 triệu năm. 

Đền thờ Cá Ông tọa lạc ngay bên cạnh khu nhà trưng bày tài liệu. Bên cạnh bộ xương Cá Ông dài 13m, khách đến thăm đền còn có thể nhìn thấy nhiều hình ảnh, lời kể của người dân của cùng đất biển về sự kỳ diệu của loài cá linh thiêng này. Có thể nói tín ngưỡng thờ cá ông đã đi sâu và đời sống tín ngưỡng của người đi biển ở vùng đất phía Nam.

Rời Hòn Đá Bạc trong tiếng gió biển rì rào, du khách sẽ thấy sẽ không khỏi bồi hồi, nhung nhớ khi nghĩ về những chiến tích hào hùng của những người canh giữ biển trời và ngẩn ngơ nuối tiếc trước khung cảnh thiên nhiên quá tuyệt vời nơi đây. 

 

 

Xem thêm: