Trang chủ » Địa danh » Giới thiệu Hội An

Giới thiệu du lịch Hội An

2014-01-27 14:26:21 | 3289 lượt xem

Vốn là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước vào những năm thuộc thế kỷ XVI, XVII, Hội An đã là cái tên được nhắc nhiều nhất không những thương buôn trong nước mà kể cả nước ngoài. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, khu đô thị này đã chống chọi trước những biến cố để vươn mình đi lên. Giờ đây, Hội An của một thời vang bóng vẫn còn, vẫn ẩn hiện, vẫn lẩn khuất đâu đây trong những mái nhà cổ kính, vẫn sầm uất, nhộn nhịp sau những chiếc lồng đỏ treo cao. Đơn giản là vì Hội An vẫn mãi trường tồn và phát triển trong lòng không những người dân bản địa mà ngay cả du khách gần xa.

 

1. Đi lại ở Hội An

Để đến Hội An, du khách có thể đi máy bay, tàu hỏa, ô tô và thuyền. Sân bay quốc tê Đà Nẵng cách Hội An 30km, bạn có thể thuê xe hoặc đi taxi với mức giá 650.000đ/chiều.

Ở Hội An không có ga tàu, vì thế nếu đi tàu, du khách sẽ phải xuống ở ga Đà Nẵng và bắt xe buýt đến Hội An. Giá vé xe buýt công cộng là 18.000đ và khoảng 30 phút/chuyến. Một số các tuyến xe buýt tư của các công ty du lịch như: Sinh cafe, Hạnh Cafe, An Phú thì có giá đắt hơn 350.000đ/người.

Nếu bạn đi thuyền thì Hội An có một cảng biển nhỏ và một hệ thống sông kéo dài hàng trăm km nội địa - đây là mạng lưới giao thông cổ của Vương quốc Chăm khi họ di chuyển hàng hoá giữa các vùng cao nguyên và sau đó thông qua Hội An và vào Trung Quốc.

Phố cổ Hội An khá nhỏ nên du khách có thể đi bộ hoạc đạp xe khám phá. Giá tham quan khu phố cổ là 60.000đ/khách, giá thuê xe đạp là 30.000đ/h. Giá thuê xe mày là 150.000đ/ngày (khách tự đổ xăng).

 

2. Khách sạn ở Hội An

Hội An có rất nhiều các khách sạn, nhà nghỉ dành cho du khách dừng chân nghỉ ngơi. Giá các khách sạn 3 sao ở đây dao động từ 400.000 - 750.000đ. Nhà nghỉ từ 150.000 - 300.000đ. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phòng Dom nếu muốn tiết kiệm chi phí.

Nếu ngủ đêm ở Cù lao Chàm thì có một số nhà nghỉ nhỉ giá dao động khoảng 300.000/phòng hoặc có thể ngủ homestay.

 

3. Các địa điểm tham quan ở Hội An

- Chùa Cầu: Chùa Cầu là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Hội An, được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng vào năm 1600, khoảng 40 năm trước khi họ rời khỏi thành phố để trở về Nhật Bản. Lúc đầu, đây chỉ là một cây cầu đơn giản nhưng đến năm 1653, người ta xây dựng thêm một ngôi chùa ở giữa với lớp ngói âm dương và những cột gỗ sơn son trạm trổ rất công phu.

- Hội quán Phúc Kiến: Nằm ở số 46, Đường Trần Phú. Hội quán Phúc Kiến được xây dựng vào năm 1757, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều các hiện vật quý cùng với lối kiến trúc độc đáo.

- Bảo tàng Văn hóa dân gian: Nằm ở số 33 Nguyễn Thái Học. Nơi đây trưng bày các hiện vật cùng những tư liệu quý về cuộc sống của người dân Hội An từ những thế kỷ trước

- Bảo tàng Gốm sứ Thương mại: Tọa lạc ở 80 Trần Phú. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy các loại đồ gốm cổ cao cấp của Hội An.

- Bảo tàng Lịch sử - văn hóa: nằm ở số 7 Nguyễn Huệ: Nơi lưu giữ những hiện vật thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh và những bức ảnh Hội An đầu thế kỷ.

- Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh: Ở 149 Bạch Đằng. Bộ sưu tập chính của bảo tàng bao gồm đồ gốm và bình đựng di cốt từ ngày 1 thế kỷ thứ 2.

- Nhà cổ Phùng Hưng: Ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, phía tây của cầu Nhật Bản. Ngôi nhà gỗ hai tầng cổ với hơn 100 năm lịch sử, là sự kết hợp hài hòa của ba phong cách kiến trúc: Việt Nam - Nhật Bản - Trung Quốc Nhà cổ Tân Kỳ: Địa chỉ: 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

- Thánh địa Mỹ Sơn: Nơi ghi lại những thăng trầm của Vương quốc Chămpa với hàng loạt các tháp Chăm cổ. Làng rau Trà Quế: Nằm cách Hội An khoảng 20km. Bạn có thể thuê xe đạp từ thành phố Hội An. Nơi đây có bầu thiên nhiên trong lành và đặc biệt các loại rau của làng rất sạch và ngon.

- Làng gốm cổ Thanh Hà: Làng nghề gốm cổ Thanh Hà nằm ven sông Thu Bồn là nơi lưu giữ nét đẹp của nghề làm gốm Hội An. Gốm Thanh Hà mộc mạc giản dị được nung thô mà không tráng men, màu đỏ tươi rất bền và đẹp.

 

4. Ẩm thực Hội An

- Bánh đậu xanh Hội An: Bánh đậu xanh ở Hội An lớn hơn ở các chỗ khác, hình tròn hoặc vuông, có thể là hình bông hoa hồng cách điệu. Bánh ở đây rất thơm và ngon.

- Bánh tráng đập Hội An: Bánh tráng đập được bán rất nhiều ở các vỉa hè Hội An. Chỉ cần một đôi quanh gánh nhỏ, mấy chiếc ghế cũng thành quán. Bánh tráng đập ở đây rất dẻo, ăn cùng nước mắm chua cay.

- Bánh ít Hội An: Bánh ít Hội An nổi tiếng nhất là bánh của gia đình ông Kiệt ở một số nhà 38/16 Nguyễn Trường Tộ. Bánh thơm mùi nhân đậu xanh và có sự dẻo dẻo của bột nếp.

- Cao Lầu: Cao Lầu có bán rất nhiều ở các quán trên đường Trần Phú. Ngon nhất là quán Bà Bé và Trung Bắc. Cơm gà Phố Hội: Cơm gà phố Hội ngon nhất là ở quán Bà Buôi, nằm ở 26, Phố Phan Châu Trinh - Hội An hoặc quán cơm Bà Minh đối diện với sân vân động Hội An.

- Mì Quảng: Bạn nên ra chợ Vải Hội An. Ở đó có một quán bên vỉa hè của ông Hai. Quán chỉ bán sau 7 giờ tối. Bánh xèo: Quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh), hoặc quán Bale Well – 45/51 Trần Hưng Đạo.

 

5. Mua sắm tại Hội An

Ở Hội An có rất nhiều các cửa hàng bán đồ lưu niệm tuy nhiên khi mua sắm ở đây bạn nên biết cách mặc cả. Chợ đêm Hội An mở cửa từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm, đây cũng chính phố đèn lồng của Hội An.

Chợ ngày Hội An nằm ven sông Thu Bồn, nơi đây có rất nhiều hàng quán giá rẻ hoặc đồ tươi sống.

Ở Hội An có rất nhiều các cửa hàng may áo dài nhanh, chỉ 3 tiếng là có thể lấy được. Một số nhà may nổi tiếng: nhà may Thuy Thủy, Bảo Khánh Silk, Lana, Yaly.

Lưu ý: Các máy rút tiền ở Hội An ở ngã ba phía bắc của Hai Bà Trưng và Bà Triệu..

Nguồn: Webdulich.com

Xem thêm: