Trang chủ » Địa danh » Huế » Đại Nội

Đại Nội

2014-02-13 11:39:47 | 3280 lượt xem

Đại Nội Huế - một trong những công trình kiến trúc nguy nga và tráng lệ nhất của nước ta, đây cũng là đầu não của bộ máy chính quyền nhà Nguyễn mãi cho đến năm 1945. Nơi đây lưu lại dấu ấn của rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo, thể hiện sự khéo léo từ đôi bàn tay tài hoa do người con Đất Việt dựng xây. 

 

1. Vị trí

Khu vực Đại Nội Huế nằm ở phường Thuận Thành, thành phố Huế, cách cầu Trường Tiền 2,6km, cách trung tâm thành phố 2,1km. Để đến Đại Nội Huế, du khách có thể thuê xe taxi (giá 11.500đ/km), thuê xe máy hoặc thuê xe ôm (giá 7.000đ/lượt).

 

2. Lịch sử kiến trúc

Đại Nội Huế bao gồm khu Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1804. Để đi vào Đại Nội, du khách phải đi qua Ngọ Môn là cổng chính Nam của Hoàng Thanh Huế được xây dựng vào năm Minh Mạng 14. Gọi là Ngọ Môn vì cửa quay về hướng chính ngọ, tức hướng Nam mà theo lý giải của kinh dịch chính là Bậc thánh hiền trông về hướng nam mà cai quản thiên hạ. Ngọ Môn chỉ được mở khi vua đi ra khỏi thành hoặc đón tiếp các đoàn ngoại giao quốc tế. Qua Ngọ Môn là đến Dinh Đại Nội Huế có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của Triều Nguyễn, các miếu thờ và Tử cầm thành – nơi ở của hoàng tộc. 

Đại Nội gồm hơn 100 công trình, được phân chia ra làm nhiều các khu khách nhau trong đó có khu vực dành cho vua thiết triều, cửa hành đại lễ (Điện Thái Hòa và sân), khu vực miếu thờ, cung Thái Hậu, cung Hoàng Hậu và các phi tần, cung dành cho các Hoàng Tử, nội các…

 

3. Các điểm tham quan ở Đại Nội

- Ngọ Môn Huế: Là cổng chính phía Nam không chỉ có chức năng là cánh cổng thành mà Ngọ Môn còn là một công trình kiến trục đẹp bậc nhất của cả nước, phía trên có lầu ngắm cảnh, lớp ngói đỏ, phía dưới có hồ sen bao quanh. Từ trên lầu Ngọ Môn, du khách có thể nhìn thấy bao quát thành phố Huế với dòng sông Hương êm đềm thơ mộng.

- Điện Thái Hòa: Điện Thái Hòa là nơi mà vua Nguyễn thượng triều một tháng hai lần và là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng như lễ đăng quang ngôi vua, đón tiếp sứ giả các nước, tiếp nhận ý kiến của các quan…Để đi vào trong Điện, du khách sẽ đi qua một cầu thang làm bằng đá cẩm thạch và những lan can dài trang trí kiểu rồng phượng tráng men. Gian chính của điện là nơi đặt ngai vàng của vua với những cột gỗ lin sơn son thiếp vàng cùng nhưng hoa văn cầu kỳ. Lên phí trên là lầu Ngũ Phụng là nơi thường tổ chức các cuộc yến tiệc, đón tiếp sứ giả.

- Thái miếu: là khu vực thờ tự các bậc vua chúa nhà Nguyễn bao gồm: Triệu Tổ Miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Nguyễn Hoàng, Hưng Tổ Miều:  thờ cha mẹ vua Gia Long, Thái Tổ Miếu là điện thờ chính của Triều Nguyễn và Thế Tổ Miếu..

- Cung Dinh Thọ hay còn gọi là cung Trường Thọ là nơi ở của Hoàng Thái hậu nhà Nguyễn.

- Hiển Lâm Các: là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành, nơi đặt Cửu Đỉnh – mỗi đinh ứng với một vị vua trong triều nhà Nguyễn. 

- Tử cấm thành: Tử Cấm Thành là nơi ở của vua, hoàng hậu cùng các vị phi tần, hoàng tử, công chúa, là một chốn “thâm cung bí sử” của Triều Nguyễn.

 

4. Giờ mở cửa và giá vé tham quan

- Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 tất cả các ngày trong tuần.

- Giá vé tham quan: Người lớn: 75.000đ/người. Trẻ em: 10.000đ/vé.

 

Xem thêm: